Thuốc

Bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?

Đã đăng 15/08/2019

Hiện nay, việc mua và sử dụng thuốc kháng sinh đang diễn ra khá tùy tiện mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bởi thế, đã có không ít người có triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh như: nổi mề đay, mẩn ngứa, khó thở, sưng tấy, … Thậm chí tử vong. Vậy bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì? Thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Thuốc kháng sinh là tên gọi chung các hợp chất có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn. Được tìm ra bởi Alexander Fleming vào năm 1928, thuốc kháng sinh ngày càng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên cũng vì thế mà tình trạng dị ứng thuốc xuất hiện ngày một nhiều hơn.

di ung thuoc khang sinh

Dị ứng thuốc kháng sinh là gì?

Dị ứng thuốc kháng sinh là một trong những tình trạng bất thường phổ biến nhất khi sử dụng thuốc. Hiểu một cách đơn giản, đây là phản ứng của cơ thể chống lại các chất trong thuốc.

Thực tế, nhiều người thường nhầm lần giữa dị ứng thuốc, tác dụng phụ của thuốc và không không dung nạp thuốc. Tuy nhiên, đây là 3 tình trạng khác hoàn toàn khác nhau. Việc không phân biệt cẩn thận sẽ rất có thể dẫn tới các cách xử lý thiếu hiệu quả.

Tại sao lại bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Nguyên nhân dị ứng thuốc kháng sinh ở mỗi người là khác nhau. Trong đó, thường thấy hơn cả là các nguyên nhân sau:

Do cơ địa

Có người bị dị ứng với loại thuốc này nhưng cũng có người bị dị ứng với thuốc khác. Điều này chứng tỏ tùy cơ địa từng người mà tình trạng dị ứng sẽ xuất hiện khác nhau. Nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng thuốc thì rất có thể sẽ di truyền cho con cháu thế hệ sau.

Do sử dụng thuốc bừa bãi

Hiện tại, việc dùng thuốc kháng sinh thường tự ý và không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh có thể dùng thuốc không phù hợp, thuốc quá hạn sử dụng, dùng không đúng liều lượng.…Tất cả những điều này đều là nguyên nhân dẫn tới dị ứng thuốc.

Triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh

Theo các bác sĩ, các triệu chứng của dị ứng thuốc kháng sinh có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt, bao gồm:

  • Nổi mề đay: Thường xuất hiện sau khi uống thuốc khoảng vài phút và kéo dài dai dẳng vài ngày. Các nốt ban sẽ gây cảm giác nóng ngứa trên da. Các triệu chứng khác như nôn, chóng mặt…cũng có thể xuất hiện. Đây là triệu chứng điển hình cho sự kháng histamin.
  • Phù: Là tình trạng tích nước, xuất hiện ngay sau khi uống thuốc tại mặt, môi, cơ quan sinh dục. Phù có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc cùng lúc với mề đay.
  • Viêm da dị ứng: Ngay sau khi dùng thuốc, người bệnh bị dị ứng sẽ nổi các mụn nước. Tùy theo từng người mà các nốt mụn sẽ tồn tại với thời gian khác nhau.
  • Một số triệu chứng khác: Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, sốt cao…là những triệu chứng khác mà người bị dị ứng thuốc kháng sinh thường gặp phải. Thậm chí, ở một số trường hợp, người bệnh có thể bị sốt lên mức 39, 40 độ.
  • Sốc phản vệ: Là triệu chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất do dị ứng thuốc kháng sinh gây ra. Các triệu chứng sốc ban đầu như tê lưỡi, bồn chồn xuất hiện nhanh. Sau đó là tình trạng tụt huyết áp, nhịp tim, đau bụng, khó thở…Sốc phản vệ cần được cấp cứu nhanh chóng, nếu không có thể dẫn tới tử vong.

Bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì?

Dị ứng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới tử vong, đặc biệt là ở những trường hợp sốc phản vệ. Vì vậy, ngay khi có những biểu hiện dị ứng, người bệnh cần:

  • Không áp dụng các mẹo vặt dân gian, các biện pháp thiếu khoa học.
  • Ngưng dùng thuốc.
  • Mang theo vỏ thuốc khi đi gặp bác sĩ.
  • Cung cấp cho bác sĩ về liều lượng thuốc đã dùng.

Tại cơ sở tế, bác sĩ sẽ tiến hành test dị ứng. Với những trường hợp nghiêm trọng, các biện pháp cấp cứu sẽ được thực hiện sớm để

Một số lưu ý để phòng ngừa dị ứng kháng sinh

– Lưu ý dùng một số loại thuốc có khả năng bị dị ứng như: Đông – Tây Y, thuốc dân tộc, thuốc nam, …

– Không được tùy tiện tự ý mua thuốc kháng sinh khi chưa có đơn thuốc từ bác sĩ, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

– Không uống thuốc đã hết hạn, dùng quá liều, tần suất nhiều lần.

– Khi đi khám, chữa bệnh bạn nên chia sẻ với bác sĩ các loại thuốc banuj bị dị ứng để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp.

– Không được áp dụng emoj vặt khi bị dị ứng thuốc kháng sinh. Bởi có thể khiến bệnh nặng hơn.

– Nếu có triệu chứng bất thường nào sau khi tiêu hoặc uống thuốc hãy ngưng dùng thuốc và gọi cho bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

– Đi khám ngay nếu bị dị ứng nặng và nhớ mang theo vỏ thuốc, đơn thuốc để bác sĩ kiểm tra chẩn đoán nguyên nhân.

Trên đây là một số chia sẻ về thuốc kháng sinh và cách xử lý khi bị dị ứng thuốc. Hiểu và nắm được những thông tin này sẽ giúp việc dùng thuốc được hiệu quả, an toàn hơn.

Tra cứu