Sức khỏe & dinh dưỡng

Hội chứng Myelodysplastic là gì? Triệu chứng và Thuốc

Đã đăng 05/03/2019

hoi chung roi loan sinh tuy

Hội chứng Myelodysplastic hay còn gọi là rối loạn sinh tủy, thường xuất hiện ở người cao tuổi khoảng 60 tuổi trở lên. Bệnh tiến triển âm ỉ và dai dẳng sau một thời gian bắt đầu có những biểu hiện như mệt mỏi, da xanh xao, khó thở, bị nhiễm trùng thường xuyên,…Nếu để bệnh nặng sẽ gây khó khăn trong điều trị

Để giúp ích cho việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Chúng ta nên tìm hiểu về hội chứng Myelodysplastic, triệu chứng nhận biết bệnh, nguyên nhân gây ra là do đâu và cách điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu nhé.

Hội chứng Myelodysplastic là gì?

Hội chứng Myelodysplastic (tên đầy đủ là hội chứng Myelodysplastic syndrome, hay hội chứng rối loạn sinh tủy) là một nhóm các rối loạn do tế bào máu hình thành không bình thường hoặc không có hoạt động gây ra, nghĩa là hội chứng xảy ra khi có sự bất ổn trong tủy xương, nơi sản sinh tế bào máu.

Triệu chứng của hội chứng Myelodysplastic

Hầu hết những người bị hội chứng Myelodysplastic thường gặp ở sau tuổi 50 tuổi, tỉ lệ nam giới mắc phải hội chứng này cao hơn ở phụ nữ

– Triệu chứng đầu tiên tiên là thiếu máu, đây là biểu hiện hàng đầu  (chiếm hơn 90%), khiến người bệnh mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao.

– Khi bị xuất huyết, bệnh nhân thường dễ bầm tím, các đốm đỏ có kích thước bằng đầu đinh dưới da. Hoặc, do tế bào bạch cầu giảm thấp nên rất dễ bị nhiễm trùng thường xuyên.

– Ngoài ra, một số trường hợp biểu hiện qua các cơn sốt kéo dài, thường liên quan đến nhiễm Mycobacterie không điển hình hoặc bệnh lao. Khi nội soi, siêu âm sẽ thấy lá lách to hoặc gan to (chiếm khoảng 15% trường hợp).

roi loan sinh tuy

Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn sinh tủy

Hội chứng rối loạn sinh tủy xảy ra khi một “mắt xích” nào đó trong cơ thể phá vỡ quá trình tự sản sinh tế bào máu.

Myelodysplastic phân chia thành 2 dạng dựa trên nguyên nhân sau

– Hội chứng không rõ nguyên nhân: Là tình trạng bác sĩ không thể tìm thấy nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, đây là hội chứng thường được điều trị dễ dàng hơn so với trường hợp biết rõ nguyên nhân.

– Hội chứng do hóa chất, phóng xạ: Là tình trạng có phản ứng với điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị hoặc phản ứng phơi nhiễm hóa học. Đối với trường hợp này rất khó điều trị, thậm chí phải áp dụng các phương pháp trong điều trị ung thư.

Ngoài ra những người sinh hoạt, làm việc trong môi trường tiếp xúc hóa học, kim loại nặng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Khi có bất cứ triệu chứng nào bất thường, người bệnh hãy nhanh chóng đi khám để bác sĩ chẩn đoán mức độ bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Chẩn đoán và cách điều trị chứng rối loạn sinh tủy bằng cách nào?

Các xét nghiệm chuẩn đoán bệnh 

Ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh:

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để đếm số lượng tế bào trong một mẫu máu, kiểm tra những thay đổi về kích thước, hình dạng của các tế bào máu khác nhau hay không.

– Sinh thiết tủy xương: Quá trình sinh thiết tủy xương, bác sĩ sẽ dùng 1 kim nhỏ để hút lấy 1 lượng tủy xương lỏng, thường là từ chỗ trên lưng ở xương hông. Sau đó đưa vào phòng xét nghiệm để kiểm tra.

Biện pháp điều trị rối loạn sinh tủy

Các biện pháp điều trị hội chứng Myelodysplastic nhằm mục đích làm chậm sự phát triển của bệnh, chăm sóc và giảm các triệu chứng mệt mỏi, ngăn ngừa chảy máu, nhiễm trùng. Bởi hiện nay vẫn chưa cso thuốc đặc trị và biện pháp hữu hiệu đem lại hiệu quả chắc chắn

Ghép tế bào gốc được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị hội chứng Myelodysplastic.

Một số phương pháp điều trị:

Truyền máu

Đây là phương pháp được sử dụng để thay thế các tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu leukocytes hoặc tiểu cầu ở những người mắc bệnh. Hạn chế là người bệnh truyền máu thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng ứ sắt, gây biến chứng suy tim, suy gan và nguy cơ lây bệnh qua đường truyền máu.

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc có tác dụng tăng số lượng tế bào máu khỏe mạnh, bao gồm thuốc kích thích tế bào máu hoàn thiện, thuốc tăng số lượng tế bào máu, thuốc ngăn chặn hệ thống miễn dịch…

Thuốc kích thích tế bào hoàn thiện

Như thuốc Vidaza, Decitabine có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu dòng tủy cấp.

Thuốc tăng số lượng tế bào máu

Sử dụng thuốc Epoetin alfa, Darbepoetin nhằm giảm nhu cầu truyền máu bằng cách tăng tế bào hồng cầu. Hoặc thuốc Filgrastim có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ức chế hệ thống miễn dịch

Thuốc này được sử dụng trong điều trị hội chứng Myelodysplastic và giảm bớt nhu cầu truyền máu.

 Điều trị nhiễm trùng

Khi bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh.

Ghép tủy xương

Ghép tủy xương hay còn được gọi là ghép tế bào gốc, hóa trị liệu liều cao nhằm tiêu diệt hết các tế bào khiếm khuyết từ tủy xương. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật nhằm thay thế bằng tế bào khỏe mạnh từ người hiến tặng.

Mặc dù là phương pháp mang lại hiệu quả nhất. Nhưng ghép tế bào gốc có hạn chế là chi phí cao, chỉ định còn hạn chế, nguồn tủy hiến tặng còn hiếm và có ít cơ sở y tế trên cả nước thực hiện.

Để phòng tránh hội chứng Myelodysplastic, chúng ta cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nên “ăn chín, uống sôi”, người bệnh cũng nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh khác vì có thể dễ bị nhiễm bệnh do sức đề kháng, hệ miễn dịch kém.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy những triệu chứng bất thường như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, da nhợt nhạt, nổi các đốm, nốt tìm trên da, chảy máu chân răng…Thì nhanh chóng đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời.

Tra cứu