Dailysuckhoe.com

Cha mẹ cần lưu ý gì khi trẻ có cơ địa dị ứng

Cha mẹ cần lưu ý gì khi trẻ có cơ địa dị ứng? Dị ứng cơ địa ở trẻ không chỉ khiến trẻ khó chịu hàng ngày. Nguy hại hơn bệnh còn gây ra các biến chứng nguy hiểm. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về sau của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần phải hết sức lưu ý.

Cơ địa dị ứng ở trẻ là gì?

Bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ em là bệnh lý mạn tính, bệnh phát triển theo từng đợt. Trẻ từ 1-6 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh lý này nhất.

Bệnh có thể tái phát bất cứ khi nào trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như: khói bụi, thực phẩm, phấn hoa, lông thú, sữa uống…

Cơ địa dị ứng là bệnh ngoài da nhưng khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu. Hơn nữa còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về sau của trẻ.  Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị  dị ứng cơ địa, trong đó có thể kể đến như:

Yếu tố di truyền

Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh dị ứng cơ địa ở trẻ em phổ biến nhất. Nghiên cứu của bệnh viện da liễu chỉ ra, nếu bố hoặc mẹ có tiền sử bệnh thì khả năng con họ bị dị ứng cơ địa là 60%. Những trường hợp cả bố và mẹ đều từng mắc bệnh thì khả năng dị ứng cơ địa ở con là 80%.

Môi trường sống

Một trong những nguyên nhân khác gây ra viêm da cơ địa ở trẻ em là do môi trường sống. Nếu trẻ sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều lông động vật, hóa chất thì nguy cơ mắc bệnh cũng khá cao.

Hệ miễn dịch, cơ địa yếu

Trẻ em là nhóm đối tượng nhạy cảm, hệ miễn dịch còn yếu, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hay các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Những bé có cơ địa yếu, cơ thể thường bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như: khói bụi, hóa chất hay các dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa…. sẽ dễ bị dị ứng cơ địa.

Thời tiết thay đổi

Thời tiết thay đổi làm nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng giảm đột ngột làm cơ thể bé không kịp thích nghi. Đặc biệt khi trời chuyển lạnh, không khí khô và gió là điều kiện thuận lợi để phát tán vi khuẩn, bụi bẩn hay nồng độ phấn hoa và gây ra hiện tượng dị ứng ở trẻ em.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Ngoài các nguyên nhân kể trên, trẻ em có thể bị dị ứng cơ địa là do ăn phải một số thực phẩm dễ gây dị ứng như:  hải sản, trứng, sữa bò, đậu phộng,…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cơ địa dị ứng

Các triệu chứng dị ứng cơ địa ở trẻ em thường xuất hiện và biến mất đột ngột. Tùy thuộc vào giai đoạn phát bệnh, cơ địa và độ tuổi của từng trẻ mà các biểu hiện sẽ có phần khác nhau. Nhưng tựu chung, dị ứng cơ địa ở trẻ nhỏ có đặc trưng là các tổn thương da màu đỏ hoặc hồng, da khô, bong tróc và gây ngứa. Cụ thể:

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở trẻ tuy không nguy hiểm nhưng sẽ khiến trẻ bị ngứa ngáy khó chịu, da bị bội nhiễm. Vì thế, cha mẹ cần phải lưu ý đến các vấn đề dưới đây:

Trước tiên cha mẹ cần cho trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào mức độ bác sĩ sẽ kê toa thuốc bôi phù hợp, hiệu quả.

Cha mẹ cần vệ sinh tắm rửa cho trẻ thật sạch sẽ. Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng sữa tắm có tính hoá chất cao, không xử dụng xà bông hay sữa tắm của người lớn. Cha mẹ nên tắm cho trẻ bằng các loại nước nấu từ các thảo dược như: Lá khế, lá tía tô; lá trầu không.

Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Phòng ngừa cũng như giảm thiểu nguy cơ trẻ bị viêm da cơ địa.