Hôi miệng không chỉ khiến các bạn thiếu tự tin trong việc giao tiếp hàng ngày. Đây còn là dấu hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu như không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bạn. Vậy hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.
Hôi miệng là hiện tượng gì?
Hôi miệng là hiện tượng hơi thở có mùi hôi, được phát ra trong khoang miệng của mọi người. Và theo số liệu nghiên cứu: Hiện nay có đến trên 40% dân số bị hôi miệng. Hiện tượng này có thể xảy bắt gặp ở mọi độ tuổi của cả 2 giới, bao gồm từ nhẹ cho đến nặng.
Nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng thường là do sự kết hợp, phản ứng của các hợp chất lưu huỳnh bay hơi trong khoang miệng. Vì thế, mọi người có thể dễ dàng nhận biết mình hoặc người đối diện có bị hôi miệng hay không thông qua giao tiếp.
Hôi miệng khiến cho sinh hoạt hàng ngày của bạn bị ảnh hưởng. Chất lượng cuộc sống bị suy giảm; các mối quan hệ giao tiếp dần ít đi. Lâu dần có thể sẽ khiến bạn bị trầm cảm. Vì thế, các bạn cần phải nắm bắt được nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng. Từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Theo các chuyên gia về nha khoa: có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng hôi miệng. Bao gồm về ăn uống; vệ sinh răng miệng hàng ngày không đảm bảo. Tuy nhiên, phần lớn hiện tượng hôi miệng lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó cần phải kể đến như:
Bệnh về răng miệng
Khi răng miệng của bạn bị mắc các bệnh lý dưới đây sẽ khiến hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu:
- Viêm lợi
- Viêm nha chu
- Sâu răng
- Viêm tủy răng
- Viêm quanh chóp
- Áp xe tủy răng
- Viêm xương hàm…
Khi khoang miệng của bạn bị vi khuẩn, vi sinh vật có hại tấn công. Phản ứng của các chất lưu huỳnh trong khoang miệng diễn ra. Từ đó, gây nên hiện tượng hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Bạn bị mắc các bệnh lý toàn thân
Hơi thở có mùi hôi khó chịu ngoài là dấu hiệu của các bệnh lý về răng miệng. Đây còn là dấu hiệu của các bệnh lý toàn thân. Trong đó, có thể kể đến như:
- Các bệnh lý liên quan đến phổi
Khi phổi của bạn bị mắc các bệnh lý như: Viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, ung thư phổi… Sẽ khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Nguyên nhân là do vi khuẩn, mùi hôi từ dịch nhầy tích tụ tại cơ quan này theo đường thở thoát ra ngoài.
- Bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hở van dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản. Sẽ khiến thức ăn bị đọng lại hoặc trào lên vùng vòm họng khiến hơi thở có mùi hôi.
- Bệnh về đường hô hấp
Viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm VA… cũng là những bệnh lý thường gây ra mùi khó chịu trong hơi thở của mọi người.
- Bệnh lý về gan
Nếu như gan của bạn có vấn đề như suy gan, ung thư gian… Khả năng phân giải độc tố của gan sẽ bị suy yếu. Đồng thời nồng độ amoniac trong máu tăng cao. Khiến cho hơi thở thường có mùi nồng khó chịu.
Ngoài ra, hơi thở của bạn có mùi khi bản thân bạn đang bị mắc bệnh mạn tính hoặc bệnh tiểu đường… Các bệnh lý này khiến hệ miễn dịch, sức đề kháng suy giảm. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến hơi thở bị hôi.
Khắc phục tình trạng bị hôi miệng như thế nào?
Hơi thở có mùi không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày. Đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, khi thấy hôi thở của mình có mùi các bạn nên:
- Nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám, tìm ra nguyên nhân. Từ đó, có biện pháp khắc phục kịp thời hiệu quả.
- Nên vệ sinh và chăm sóc răng miệng một cách khoa học. Ngày nên đánh răng 2 lần/ngày
- Thường xuyên làm sạch lưỡi bằng dụng cụ phù hợp để loại bỏ vi khuẩn. Giúp khoang miệng không còn mùi hôi nặng.
- Bàn chải đánh răng cần phải để nơi khô thoáng, tránh tạo điều kiện cho các tác nhân có hại sinh sôi phát triển
- Nên thay bàn chải đánh răng thường xuyên
- Uống đủ 2 lít nước/ngày
- Xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng khoa học; nên ăn nhiều rau xanh; hoa quả tươi
- Hạn chế sử dụng thực phẩm có mùi như rượu; bia; nước uống có cồn; có ga
- Không sử dụng thuốc lá để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe khiến hơi thở có mùi nặng hơn
- Thường xuyên lấy cao răng cũng như thăm khám nha khoa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ