Dailysuckhoe.com

Những điều cần biết về cây lá ngón

Có lẽ khi nhắc đến cây “LÁ NGÓN” các bạn sẽ nghĩ ngay đến những vụ “TỰ TỬ”. Bởi những bộ phim xưa của Việt Nam về người dân tộc thường ăn lá ngón để tự tử. Tuy nhiên thực thế có rất nhiều điều về cây lá ngón mà bạn chưa biết, đặc biệt là tác dụng chữa bệnh của nó.

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về loại lá này nhé

Cây lá ngón là gì?

Cây lá ngón trong y học thường gọi là đoạn trường thảo. Chắc hẳn nhiều người cũng từng cho rằng: “ăn hay uống lá ngón sẽ bị đứt ruột và tử vong”. Bởi đây là loại cây chứa nhiều độc tố cực độc.

Cây lá ngón mọc chủ yếu ở vùng núi phía Tây Bắc của Việt Nam như: Hà Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình và một số nước ở vùng nhiệt đới.

Đặc điểm của cây lá ngón?

Lá ngón là loại cây thường xanh, mọc cùng với thân cây và xen kẽ với nhiều loại cây khác, phát triển lan theo bề mặt. Do đó, rất khó để phân biệt với các loại thảo dược có lợi khác, dẫn đến nhiều trường hợp vô tình sử dụng chúng và gây tử vong.

Các dây lá ngón chính là thân cây, mọc thành dây vỏ bên ngoài chia thành từng khía, những khía này sẽ mọc ra những cành non. Chúng sẽ lớn dần và cuốn chặt và các thân cây già màu nâu xám.

Những cành này như là bệ phóng để cho các cây phát triển, về phần lá ngón sẽ mọc từ thân ra có màu xanh tươi và xanh thẫm, lá hơi nhọn chĩa về đỉnh, bề mặt nhẵn bóng và không có lông. Trung bình lá ngón có chiều dài từ 6 – 12 cm tùy thuộc vào tuổi thọ của mỗi cây. Hoa lá ngón có màu vàng tươi hình phễu và mùi thơm dịu.

Quả lá ngón có hình dạng giống quả hạnh, quả bế quanh mép có rìa mỏng hình thận có màu nâu, đường kính dài khoảng 1cm, rộng 0,5cm hạt nhỏ, khi có gió rất dễ bay. Loài cây này ưa ánh sáng, thường mọc ở rừng rậm.

Độc tính của Lá ngón

Như đã nói trên, độc tính có ở tất cả các bộ phận của cây lá ngón. Theo nghiên cứu thí nghiệm trên động vật cho thấy, với liều 10, 15, 20, 25mg/kg tương ứng tỉ lệ tử vong sẽ là 11, 50, 72 và 100%. Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu lá ngón tiếp xúc với màng bụng của bạn độc tính sẽ phát huy rất nhanh và nguy hiểm nhất. Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho biết đã tìm ra tổng số 121 trong cây lá ngón, trong đó Alkaloids có tên gelsenicine là độc nhất.

Trong cây lá ngón có chứa chất alkaloid và hấp thụ rất nhất qua đường tiêu hóa trong khoảng 5 – 20 phút và gây tử vong từ 1-7,5h.

Triệu chứng khi bị ngộ độc Lá ngón

Sau khi ăn lá ngón, chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể người bệnh khoảng 5 phút, sau đó sẽ bắt đầu bùng phát và các triệu chứng sẽ kéo dài trong khoảng 2 giờ. Nạn nhân sẽ xuất hiện những vấn đề

Công dụng của cây lá ngón

Lá ngón là ngoại cây có tính độc và được khuyến cáo không được sử dụng kể cả ngoài da. Tuy nhiên, một số vùng đặc biệt là Trung Quốc vẫn dùng cây lá ngón để điều trị các bệnh mụn nhọt ngoài da, eczema, nhiễm trùng (răng), phong (hủi)….

Cách sơ cứu khi ăn phải lá ngón?

Trường hợp người bệnh vô tình ăn phải lá ngón, việc cần làm là phải nhanh chóng sơ cứu cho người bệnh để ngăn chặn độc tính bùng phát toàn cơ thể. Cách sơ cứu như sau:

– Hãy thọc tay sâu vào bên trong cổ họng của người bệnh để giúp họ nôn hết lá ngón ra bên ngoài. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chiếc lông gà sạch để ngoáy sâu bên trong cổ họng giúp kích thích nôn hết ra ngoài.

– Sau đó hãy nhanh chóng đưa họ đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu loại bỏ độc tố.

Lá ngón là loại lá chứa độc tố rất độc và nhanh hiệu quả chỉ sau 1 giờ. Chính bởi vậy, mà nhiều người dân vùng cao thường lấy loại lá này để tự tử

Trên đây là thông tin chia sẻ về những điều cần biết về cây lá ngón, đây là một loại cây rất độc và nguy hiểm. Do đó, bạn cần tránh xa và bổ sung kiến thức để có cách nhận biết và sơ cứu nên người thân gặp phải độc tính của cây lá ngon, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

CẨM NANG SỨC KHỎE nơi đem đến những kiến thức y khoa bổ ích