Thiếu vitamin D ảnh hưởng đến 80% dân số thế giới. Tuy nhiên, nhiều người không có triệu chứng, chỉ khi nhận kết quả xét nghiệm máu thì mới biết họ thiếu hụt vitamin D. Vậy việc thiếu hụt vitamin D có gây ra tác hại, ảnh hưởng gì không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác hại thiếu hụt vitamin D gây nên gì nhé !
Nhiều nghiên cứu cho thấy, vitamin D liên quan đến nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể, bởi mỗi tế bào đều có thụ thể của loại vitamin này.
Vitamin D là gì?
Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Vitamin D có nhiều trong thực phẩm, hoặc có thể hấp thụ bằng cách tắm nắng. Nếu da tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời (ánh sáng dịu buổi sáng) sẽ kích thích quá trình tổng hợp vitamin D ở da và tạo ra vitamin D. Do đó, vitamin D còn được coi là vitamin ánh nắng.
Vitamin có nhiều vai trò như tăng cường khả năng hấp thu và duy trì canxi, phospho ở mức độ an toàn, thúc đẩy sự phát triển của tế bào và xương, giảm chứng viêm, sưng trên cơ thể.
Thay đổi tâm trạng
Vitamin D có nhiệm vụ kích hoạt gen điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng và sự phát triển của não. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn cảm xúc, đặc biệt là vào mùa đông.
Hệ tiêu hóa gặp vấn đề
Thiếu hụt vitamin có thể khiến bạn nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích, đây là rối loạn tiêu hóa có ảnh hưởng đến hàng chục triệu, hàng trăm triệu người. Do đó, bạn cần bổ sung vitamin D.
Dễ bị nhiễm bệnh
Nếu thiếu vitamin D, thì khi ốm, thời gian điều trị sẽ diễn ra kéo dài hơn so với người khác. Vitamin D được chứng minh là tăng khả năng tế bào T (có vai trò chống lại bệnh nhiễm trùng). Đây cũng là yếu tố gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2, cao huyết áp, bệnh tim mạch, thậm chí cơ cứng và ung thư.
Đau nhức cơ xương
Ngoài việc cơ thể dễ bị nhiễm trùng, thiếu vitamin D có thể khiến bạn bị đau như cơ xơ hóa, đau nhức xương, mệt mỏi, rụng tóc. Nhiều chứng minh cho thấy mối liên quan giữa bệnh đau cơ xơ hóa và vitamin D thấp. Vì vậy, vitamin D cũng được dùng để làm giảm các triệu chứng bệnh cơ xơ hóa.
Đờ đẫn, hay quên
Mức độ vitamin D có thể liên quan đến nhận thức, đờ đẫn, hay quên hay còn được gọi là sương mù trí não
Cơ thể mệt mỏi
Thiếu hụt vitamin D sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí có thể tác động tiêu cực đến mức năng lượng. Điều này có thể giải thích cho việc tại sao chúng ta có nhiều năng lượng trong mùa hè, cảm giác lười biếng vào mùa đông. Do đó, hãy nhanh chóng bổ sung vitamin D bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.
Biến chứng khi mang thai
Trong thời gian mang thai, thai nhi sẽ lấy vitamin D trực tiếp từ cơ thể mẹ. Vì vậy, mức độ vitamin D thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng trưởng xương kém, xương mềm và các vấn đề hệ thần kinh. Ngoài ra còn tăng nguy cơ biến chứng tiền sản giật, sụt giảm cân nặng, bệnh tiểu đường.
Mắc ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy, người có mức vitamin D thấp có nguy cơ bị ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt hay bệnh tim mạch…cao hơn so với bình thường.
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành các cơ quan trong cơ thể, làm giảm các cơn đau đặc trưng của bệnh nhân ung thư. Khi cơ quan thiếu vitamin D sẽ khiến xương bị yếu, dễ gãy.
Lời khuyên của chuyên gia
Vì vậy, việc bổ sung vitamin D có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật, giảm nguy cơ tử vong, ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng và nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em. Lưu ý, những người có lượng vitamin D trong máu thấp sẽ tăng nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với người bổ sung đầy đủ loại vitamin này.
Do đó, việc khám sức khỏe tầm soát định kỳ rất quan trọng, vì sẽ giúp phát hiện bệnh thiếu vitamin D kịp thời. Đồng thời, các xét nghiệm định kỳ sẽ cho biết cơ thể đang thiếu những vi chất gì.
Các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D là những người béo phì, người lớn tuổi, người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bị suy thận, suy gan và phụ nữ mang thai, cho con bú. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia Dailysuckhoe, cần khám sức khỏe định kỳ, tầm soát vitamin D bằng xét nghiệm, bổ sung qua chế độ dinh dưỡng, tắm nắng 10-15 phút/ngày cũng là cách giúp cơ thể “nạp” vitamin D hiệu quả.