Viêm niệu đạo có lây không?Có thuốc trị viêm niệu đạo nào tốt?. Đây là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh. Bởi viêm niệu đạo ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, quan hệ vợ chồng mà còn ảnh hưởng để sức khỏe sinh sản của người bệnh. Vậy thực hư bệnh có lây nhiễm không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Hỏi: Xin chào bác sĩ! Em bị viêm niệu đạo được 1 năm, tuy nhiên, đến nay bệnh vẫn không thuyên giảm. Em có thắc mắc muốn nhờ bác sĩ tư vấn, bệnh của em có dễ lây sang cho chồng không? Nếu bệnh có lây thì có cách nào khắc phục không thưa bác sĩ? có loại thuốc nào trị viêm niệu đạo hiệu quả không ạ (Thu Hồng, 27 tuổi, Hà Nội).
Bác sỹ trả lời:
Xin chào bạn!
Câu hỏi của bạn là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, bệnh viêm niệu đạo ngày càng diễn ra phổ biến hơn. Trong khi đó, không phải ai cũng nắm rõ kiến thức về bệnh đề phòng bệnh và hạn chế lây lan.
Mối lo lắng của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Có thể bạn cần biết: Thuốc đặt Mycogynax có tác dụng gì? Công dụng & Liều dùng
Viêm niệu đạo ở nữ là gì?
Trước khi tìm hiểu thuốc trị viêm niệu đạo ở nữ, bài viết sẽ tổng hợp một số thông tin xung quanh bệnh lý viêm niệu đạo.
Viêm niệu đạo ở nữ là gì? Đây là tình trạng niệu đạo bị viêm hoặc kích ứng do bị nhiễm khuẩn. Khi mắc bệnh, nữ giới thường có triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu tiện bị đau đớn.
Thực tế, viêm niệu đạo có thể gặp ở mọi người và mọi lứa tuổi, tuy nhiên, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân do niệu đạo ở nữ giới rất ngắn nên vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập hơn.
Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ
Mặc dù tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn năm giới, tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc viêm niệu đạo đều không để ý tới biểu hiện của bệnh. Chỉ đến khi bệnh nặng, xuất hiện nhiều biến chứng mới đi thăm khám và điều trị.
Một số dấu hiệu nhận biết viêm niệu đạo chị em cần lưu ý:
– Đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, đau khi tiểu tiện.
– Niệu đạo bị đau và có cảm giác bị nóng rát.
– Lỗ niệu đạo bị sưng đau, thậm chí xuất hiện dịch bên ngoài lỗ niệu đạo.
– Ra nhiều khí hư, khí hư có mủ, ngứa vùng kín.
– Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dữ dỗi trong những ngày hành kinh.
Ngoài ra, với những chị em bị viêm niệu đạo mãn tính sẽ có thêm biểu hiện sốt, mệt mỏi, ớn lạnh…
>>> Tìm hiểu thêm về bệnh huyết trắng ở nữ giới
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới
Một số nguyên nhân dẫn đến viêm niệu đạo ở nữ giới gồm:
– Cấu tạo giải phẫu: Như đã chia sẻ, cấu tạo của nữ giới rất ngắn gần với hậu môn. Do đó, vi khuẩn rất dễ xâm nhập và gây viêm nhiễm.
– Đời sống tình dục: Giao hợp không an toàn khiến nữ giới mắc một số bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, chlamydia… Những bệnh lý này cũng khiến nữ giới dễ mắc viêm niệu đạo.
– Thói quen sinh hoạt: Nữ giới vệ sinh sai cách, lạm dụng chất tẩy rửa, sử dụng băng vệ sinh quá lâu, nhịn tiểu… Đều là những thói quen xấu khiến niệu đạo bị viêm nhiễm.
– Bệnh lý: Các bệnh lý ở bàng quang, tiểu đường, dị tật ở đường tiết niệu đều có thể gây viêm niệu đạo ở nữ giới.
Viêm niệu đạo có lây không?
Viêm niệu đạo là bệnh lý có thể xảy ra ở nam lẫn nữ, là tình trạng viêm nhiễm tại niệu đạo. Khi mắc bệnh, người bệnh thường xuất hiện một số biểu hiện như: Khí khăn khi đi tiểu, tiểu đau, khí hư bất thường, có mùi hôi. Ngoài ra, chị em cũng sẽ gặp một số triệu chứng như bị đau vùng chậu, cơ thể bị uể oải, mệt mỏi.
Vậy viêm niệu đạo có lây không? Để giải đáp vấn đề này cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo là gì.
– Trường hợp bị viêm niệu đạo do trùng trichomonas: Trùng trichomonas có khả năng sinh sản cao, do đó khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Nếu chị em quan hệ tình dục không an toàn, quá trình giao hợp sẽ vô tình khiến vi khuẩn lây lan sang bộ phận sinh dục của bạn tình. Ngoài ra, trùng trichomonas cũng có thể lây nhiễm qua đồ lót, bồn tắm…
– Trường hợp bị viêm niệu đạo do chlamydia và mycoplasma: 2 Vi khuẩn này cũng dễ lây nhiễm qua con đường quan hệ không an toàn. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có triệu chứng đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn mủ.
Như vậy, dù là nguyên nhân viêm niệu đạo là gì thì khả năng lây lan là rất cao. Đặc biệt, bệnh dễ lây qua đường giao hợp không an toàn, hoặc quan hệ qua đường hậu môn.
Con đường lây lan viêm niệu đạo
Vi khuẩn gây bệnh viêm niệu đạo có thể lây qua các cơn đường sau:
Qua đường tình dục
Việc quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su là con đường lây nhiễm viêm niệu đạo phổ biến. Trên thực tế có nhiều cặp vợ chồng lây bệnh từ nhau. Do đó, các bác sĩ thường khuyên quá trình điều trị nên kết hợp cả hai vợ chồng.
Đặc biệt, trường hợp bị viêm niệu đạo do lậu, quá trình quan hệ không chỉ lây bệnh viêm niệu đạo mà còn lây nhiễm cả bệnh lậu. Cũng có trường hợp quan hệ với nhiều bạn tình dẫn đến lây nhiễm chéo.
Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
Vi khuẩn gây bệnh viêm niệu đạo có thể sinh sống ở môi trường bên ngoài. Do đó, nếu vô tình tiếp xúc với dịch nhầy của người bệnh thì bạn có thể bị lây nhiễm.
Một số con đường lây nhiễm do tiếp xúc với mầm bệnh gồm: Sử dụng chung đồ sinh hoạt, đồ lót, bồn tắm, khăn tắm… với người bệnh.
Lây từ mẹ sang con
Khi mang thai, nếu mẹ bầu bị viêm niệu đạo có thể lây nhiễm sang cho thai nhi trong quá trình sinh thường. Khi bị lây nhiễm, vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập sang các bộ phận của thai nhi và gây ra một số bệnh lý về mắt, hô hấp, da. Thậm chí, nhiều trường hợp trẻ sinh ra bị mù loa do lây bệnh từ mẹ.
Thời gian này bạn nên ngưng quan hệ, đồng thời, khuyến khích người chồng đi thăm khám để kiểm tra đã bị lây nhiễm hay chưa. Từ đó, có phương pháp điều trị dứt điểm, hạn chế biến chứng.
Thuốc điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới
Viêm niệu đạo ở nữ uống thuốc gì, liều lượng ra sao còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, tùy vào từng nguyên nhân viêm niệu đạo mà sẽ có phác đồ điều trị như sau:
Thuốc trị viêm niệu đạo không do lậu
Bệnh thường do nấm Candida, vi khuẩn E.coli, Chlamydia. Hoặc do các vi khuẩn kỵ khí có trong phân, nước tiểu, niệu đạo gây ra.
Một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng điều trị trong trường hợp này gồm:
– Thuốc Doxycyline 100mg: Thuốc đường sử dụng trong trường hợp viêm niệu đạo do khuẩn gram âm và gram dương. Liều lượng sử dụng trong 1 tuần gồm: mỗi ngày uống 2 viên chia thành 2 lần.
– Thuốc Tetracyline 500mg: Nữ giới bị viêm niệu đao do khuẩn Chlamydia, Mycoplasma sẽ được sử dụng thuốc này. Liều dùng: Uống 4 lần/ngày, mỗi lần 1 viên.
– Thuốc Azithromycin: Thuốc được sử dụng cho người bệnh bị viêm niệu đạo do khuẩn Gram dương. Với thuốc này, nữ giới chỉ cần uống gói 1 gam duy nhất.
Viêm niệu đạo do lậu dùng thuốc gì?
Viêm niệu đạo do lậu ở nữ thường điều trị sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Trong trường hợp này, bác sĩ bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp kết hợp thuốc trị bệnh lậu và thuốc viêm niệu đạo không do lậu.
Một số đơn thuốc phổ biến gồm:
– 1 Liều Ceftriaxone 250g tiêm bắp kết hợp sử dụng thuốc Doxycyline 100mg. Liều lượng mỗi ngày 2 viên chia thành 2 lần và sử dụng trong 1 tuần.
– Tiêm Spectinomycin 2g 1 liều tại bắp sâu hoặc ngoài cơ mông. Kết hợp sử dụng thuốc Doxycyline 100mg, liều lượng 2 viên chia thành 2 lần trên ngày.
– Tiêm bắp 1 liều Cefotaxime 1g, đồng thời uống kết hợp Doxycyline 100mg. Ngày uống 2 viên, uống sáng và tối, sử dụng trong 1 tuần.
Điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới cần lưu ý những gì?
Trong quá trình sử dụng thuốc, chị em cần lưu ý những vấn đề giới đây để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
– Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, bác sỹ có tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại.
– Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, quá trình uống thuốc không bỏ giữa chừng. Sử dụng một đơn thuốc để tránh phụ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc. Đồng thời kiêng khem nghiêm ngặt để việc dùng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.
– Không tự ý mua thuốc để uống, hoặc sử dụng đơn thuốc điều trị viêm niệu đạo của người khác.
– Khi sử dụng thuốc nếu có biểu hiện bất thường hoặc viêm nhiễm không thuyên giảm, cần thông báo với bác sĩ.
– Kết hợp điều trị viêm niệu đạo với cả bạn tình để tránh bệnh lây lan, tái phát.
– Tái khám sau khi dùng hết thuốc .
Cách phòng tránh bệnh viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh. Do đó, mỗi người cần ý thức hơn trong việc phòng bệnh. Để hạn chế bệnh lây lan, cũng như hạn chế những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh.
Để phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo, cần lưu ý những vấn đề sau:
– Giao hợp an toàn, chung thủy với bạn tình. Đặc biệt, không nên quan hệ với những người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh viêm nhiễm.
– Vệ sinh bộ phận sinh dục, đặc biệt là trước và sau khi giao hợp.
– Không sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt hàng ngày, đồ lót, khăn tắm.
– Tạo thói quen uống nhiều nước đề làm sạch đường tiểu.
– Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp luyện tập để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp chị em nắm rõ những loại thuốc trị viêm niệu đạo ở nữ. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính tham khảo, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng. Tốt nhất, khi có dấu hiệu viêm niệu đạo cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp.