Sức khỏe & dinh dưỡng

Ung thư dạ dày: triệu chứng, chẩn đoán, thuốc điều trị

Đã đăng 13/02/2019

Ung thư dạ dày là nhóm bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Đây là căn bệnh rất khó chẩn đoán, bệnh nhân khi phát hiện thường đã rơi vào giai đoạn cuối nên việc điều trị khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu như nắm được các kiến thức về bệnh sớm, chúng ta hoàn toàn có thể tầm soát sớm.

Theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia (NCI) chỉ riêng năm 2017 ở nước ta phát hiện có khoảng 28 nghìn ca ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh gì?

Ung thư dạ dày hiểu một cách đơn giản là tình trạng trong dạ dày xuất hiện các tế bào lạ phát triển quá mức dẫn đến việc hình thành các khối u ác tính. Đặc tính của các bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày đó là chúng có thể di căn và có thể gây tử vong nếu không được phát hiện, chữa trị sớm, đúng cách.

cac giai doan ung thu da day

Ung thư dạ dày chia thành nhiều giai đoạn khác nhau bao gồm:

  • Giai đoạn đầu –ung thư biểu mô: các tế bào ung thư dạ dày lúc này đang xuất hiện ở niêm mạc trong dạ dày
  • Giai đoạn 1: tế bào ung thư đã xâm lấn dần vào lớp thứ 2 trong dạ dày
  • Giai đoạn 2 –ung thư dưới cơ: tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn qua lớp niêm mạc vào lớp cơ ở dạ dày
  • Giai đoạn 3: lúc này các tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn vào các hạch bạch huyết ở các cơ quan khác
  • Giai đoạn 4: tế bào ung thư di căn bắt đầu lan ra nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể

Ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối khi phát hiện thì tỷ lệ sống cho bệnh nhân là rất thấp. Tuy nhiên, khi ở các giai đoạn trước nếu phát hiện điều trị tích cực có thể rất hiệu quả.

Triệu chứng của ung thư dạ dày

Là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu nắm được các triệu chứng sớm chúng ta có thể tầm soát ung thư dạ dày có hiệu quả. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết, ung thư dạ dày là căn bệnh khá phức tạp, những triệu chứng không điển hình, đặc biệt là ở giai đoạn đầu –giai đoạn tiền ung thư. Khi các tế bào ác tính bắt đầu phát triển, xâm lấn vào từng lớp của niêm mạc dạ dày, di căn thì bệnh nhân có thể có các triệu chứng như:

  • Các cơn đau bất thường
  • Ăn không ngon miệng
  • Bụng sưng không rõ nguyên nhân
  • Ợ hơi nóng, khó nuốt
  • Đại tiện ra máu
  • Nôn, nôn ra máu
  • Ăn không tiêu
  • Giảm cân đột ngột
  • Ứ huyết thanh trong khoang bụng

Những triệu chứng này không phổ biến, hoặc có nhưng người bệnh lại chủ quan bỏ qua. Do đó, nếu như gặp phải các biểu hiện trên, mà bạn lại có tiền sử mắc các bệnh dạ dày thì tuyệt đối không được chủ quan mà cần đi khám, tầm soát ung thư ngay.

Chẩn đoán ung thư dạ dày bằng cách nào?

Ung thư dạ dày được chẩn đoán dựa vào nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó bao gồm các phương pháp như:

  • Thăm khám lâm sàng, khai thác thông tin, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân
  • Bấm sinh thiết dạ dày;
  • Chụp CT dạ dày hoặc chụp X-quang;
  • Xét nghiệm ung thư dạ dày, bằng cách xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hoặc xét nghiệm phân.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày này tùy thuộc từng tình trạng mà các bác sĩ có các chỉ định khác nhau. Nhưng đều có mục đính chung là đưa ra những chẩn đoán, đánh giá bạn có đang mắc phải bệnh ung thư dạ dày không? Bệnh đang ở giai đoạn nào?

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày 

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày khác nhau. Tuy nhiên, việc điều trị lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn của các tế bào ác tính. Một số phương pháp được chỉ định như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày (cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày)
  • Hóa trị
  • Xạ trị

Bên cạnh các biện pháp của y tế thì bệnh nhân cũng cần chú ý đến thói quen hằng ngày, nó có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của các tế bào ung thư. Theo đó, các bác sĩ khuyên chúng ta nên

  • Tuân thủ đầy đủ các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Từ bỏ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý, khoa học
  • Nội soi dạ dày định kỳ để tầm soát các nguy cơ

Nếu có những băn khoăn hãy trò chuyện với bác sĩ của bạn để được tham vấn cũng như đưa ra các biện pháp xử lý nhanh, hiệu quả và khoa học.

Nguồn tham khảo thông tin 

https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000223.htm. Ngày truy cập 24/09/2015

cancer.gov/types/stomach. Ngày truy cập 21/09/2018

+   mayoclinic.org/diseases-conditions/stomach-cancer/diagnosis-treatment/diagnosis/dxc-20202339. Ngày truy cập 21/09/2018

Tra cứu