Góc nhìn chuyên gia

Leukocytes là gì? Chỉ số bạch cầu trong nước tiểu tăng nói lên điều gì?

Đã đăng 21/03/2019

chi so Leukocytes trong nuoc tieu

Leukocytes là chỉ sô bạch cầu, chỉ số ngày luôn ở ngưỡng 10-25 Leu/UL. Nếu chỉ số bạch cầu trong nước tiểu cao hơn mức giới hạn rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng hoặc có vấn đề bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vậy leukocytes là gì? cùng theo dõi bài viết này

Leukocytes là gì?

Như các bạn đã biêt bạch cầu chính là một trong các tế bào ở trong máu và chúng tồn tại song song cùng với tiểu cầu và hồng cầu.

Những tế bào bạch cầu (leukocytes) này có nhiệm vụ ngăn chặn vi khuẩn, tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Leukocytes ngoài ở trong máu thì cũng có thể có một lượng nhỏ hoặc không có ở trong nước tiểu. Nếu chỉ số leukocytes xuất hiện bất thường và có biểu hiện tăng lên các bạn nên chú ý đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp kịp thời.

Triệu chứng của Leukocytes?

Khi lượng bạch cầu có ở trong nước tiểu sẽ gây ra một số triệu chứng phổ biến sau:

  • Nước tiểu đục, có mùi hôi
  • Đi tiểu thường xuyên, kem theo hiện tượng nóng rát, đau và lẫn máu trong nước tiểu
  • Bị đau rát khi quan hệ tình dục
  • Đau lưng, đau bên hông
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Ớn lạnh, sốt, cơ thể mệt mỏi

Ngoài ra còn một số triệu chứng khác chúng tôi không đề cập ở trên. Khi phát hiện mình có những biểu hiên bất thường trên, nghi ngờ bệnh hãy chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kịp thời khắc phục nhé.

Nguyên nhân khiến chỉ số leukocytes tăng lên ở trong nước tiểu 

Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng lên là do một số yếu tố sau:

  • Nhiễm trùng bàng quang hoặc bị kích ứng

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến lượng bạch cầu tăng lên. Dấu hiệu nhận biết bạn bị nhiễm trùng bàng quang như: cảm thấy nóng, rát, đi tiểu nhiều lần.

Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu sau đó lan sang bàng quang gây kích ứng niêm mạc ở bàng quang. Bệnh nếu không sớm điều trị ảnh hưởng đến hệ thống đường tiết biệu, gây viêm niệu đạo và thận

  • Do bạn nhịn tiểu quá lâu

Nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu sẽ khiến bàng quang bị yếu dần. Nước tiểu tích tụ ở trong bàng quang, vi khuẩn xâm nhập và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Đây cũng là yếu tố kiến lượng bạch cầu trong nước tiểu tăng lên.

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người bệnh bị sỏi thận, chấn thương, có khối u,…khiến lượng leukocytes trong nước tiểu tăng lên khi đi tiểu có thể lẫn máu, cảm thấy đau rát mỗi khi đi tiểu

  • Sỏi thận

Khi hàm lượng muối hòa tan, khoáng chất trong nước tiểu nhiều có thể khiến bạn bị sỏi thận. Nếu sỏi thận di chuyển vào niệu quản sẽ làm gián đoạn dòng chảy của nước tiểu, gây tắc nghẽn đường tiết niệu và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

  • Mang thai

Phụ nữ khi mang thai hàm lượng leukocytes (bạch cầu) trong máu và nước tiểu tăng lên. Nếu chị em khi mang thai bị viêm đường tiết niệu hãy thông báo cho bác sĩ nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai

  • Gặp vấn đề về máu

Bạn gặp vấn đề về máu có thể là thiếu máu, thiếu máu hình cầu lưỡi liềm, bạch cầu trong nước tiểu.

Ngoài ra nếu người bệnh bị hội chứng myelodysplastic, ung thư tuyến tiền liệt, thận hay bàng quang cũng là tác nhân khiến lượng bạch cầu trong nước tiểu tăng lên.

Ngoài ra, bạch cầu trong nước tiểu tăng có thể do một số nguyên nhân khác gây nên. Do đó, người bệnh cần chú ý tới:

  • Do sử dụng một số loại thuốc giảm đau.
  • Luyện tập thể thao quá sức.
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Những bệnh về nhiễm khuẩn đường tiểu

Cần phải làm gì khi chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng cao?

Khi phát hiện mình có những biểu hiện trên, điều cần thiết nhất là bạn nên đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.

+ Trường hợp chẩn đoán bạn bị các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn trong đường tiểu. (thời gian điều trị sẽ nhanh và hiệu quả hơn nếu bạn phát hiện sớm, bị lần đầu). Nếu bạn bị tái phát nhiều lần cần phải dùng thuốc kháng sinh liều cao và điều trị dài ngày ơn

+ Trường hợp bạn bị do các bệnh như: khối u, sỏi thận thì cần phải phẫu thuật. Nếu tắc nghẽn xảy ra do các khối u ác tính thì bạn cần phải phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị

Để hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị bệnh, các bạn nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Cách phòng tránh bạch cầu tăng cao?

Để ngăn chặn bạch cầu tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh nên:

  • Uống thật nhiều nước mỗi ngày. Nếu bạn đang mang thai ở giữa thai kỳ, có thể uống thêm nước dừa.
  • Khi buồn tiểu không nên cố nhịn.
  • Sau khi quan hệ nên đi tiểu ngay
  • Không nên ăn quá mặn hoặc quá cao, điều này có thể gây sỏi thận.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không sử dụng dung dịch vệ sinh có mùi quá thơm để là sạch vùng kín.
  • Ăn nhiều trái cây, thịt, cá và bổ sung sữa cho cơ thể.

Như vậy, qua những thông tin chia sẻ ở trên chắc hẳn các bạn cũng hiểu phần nào được leukocytes là gì? Hãy đến các cơ sở y tế thăm khám nếu nước tiểu có màu sắc bất thường, kèm theo mùi hôi khó chịu. Đừng chủ quan, bởi bạch cầu tăng cao cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

 

Tra cứu