Sức khỏe & dinh dưỡng

Bệnh Cúm A có nguy hiểm không, phòng tránh như thế nào?

Đã đăng 26/08/2022

Bệnh cúm a có nguy hiểm không? Hiện nay cúm a đang bùng phát, rất khó kiểm soát. Bệnh có thể tự khỏi nhưng có thể chuyển biến nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí là cả tính mạng của người bệnh.

Bệnh cúm a là gì?

Bệnh cúm A là một bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp do virus gây ra. Bệnh có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của 2 giới. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, người có sức đề kháng kém là đối tượng dễ bị mắc bệnh.

Khi bị cúm a, người bệnh sẽ có các dấu hiệu gần giống với triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh cúm a thường kéo dài. Người bị bệnh cúm A sẽ có các triệu chứng dấu hiệu dưới đây:

  • Sốt cao
  • Ớn lạnh
  • Ho
  • Viêm họng, đau họng
  • Chảy nước mũi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Chảy nước mắt, đỏ mắt
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và ói mửa

Người bị cúm a ở mức độ nhẹ không cần điều trị bệnh cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên với những trường hợp bệnh chuyển biến nặng. Bệnh nếu không điều trị sớm sẽ chuyển biến thành viêm phổi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí bệnh  cúm A còn gây tử vong khi bệnh chuyển biến nặng.

Bệnh Cúm A lây truyền như thế nào?

Bệnh Cúm A là bệnh lý có khả năng lây lan cao. Nếu như không có cách phòng tránh, bệnh sẽ nhanh chóng bùng phát và trở thành dịch. Hiện bệnh cúm A đang lây truyền thông qua các hình thức sau:

  • Cảm cúm lây qua đường hô hấp

Người bị cúm thường có những triệu chứng như hắt hơi hoặc ho. Khi ấy, các loại virus cúm cũng theo dịch tiết ra bên ngoài và có thể phát tán xa đến 2 mét trong không khí. Bên cạnh đó, khi trò chuyện virus cúm cũng có thể thoát ra bên ngoài và dễ dàng tiếp cận với người đối diện.

  • Cảm cúm lây truyền khi sử dụng chung đồ với người bệnh

Khi hắt hơi hoặc ho, người bệnh có khuynh hướng dùng tay hoặc khăn để che miệng. Sau đó, nếu người bệnh không bỏ khăn vào thùng rác hay không rửa tay. Thay vào đó lại dùng tay chạm vào điện thoại, cốc nước, mặt bàn, đũa, bát… virus cúm sẽ bám vào các loại vật dụng này.

Theo các chuyên gia, virus cúm có thể tồn tại ở bên ngoài đến 48 giờ. Nếu như bạn sử dụng các vật dụng của người bị cảm cúm. Hoặc vô tình chạm vào nhưng không vệ sinh sạch sẽ mà lại tiếp xúc trực tiếp vào mắt, miệng mũi… Virus cúm sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh.

Cúm A có nguy hiểm không?

Với những người bị bệnh cảm cúm A ở mức độ nhẹ, bệnh không cần điều trị bệnh cũng tự khỏi. Thời gian hồi phục sau khi bị cúm A ở mức độ nhẹ thường là 2 tuần.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị mắc bệnh cúm A ở mức độ nặng. Nếu không nhập viện để bác sĩ theo dõi và điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khó lường, cụ thể:

  • Bệnh cúm khi chuyển biến nặng có thể khiến người bệnh bị viêm phổi; viêm phế quản; nhiễm trùng xoang và nhiễm trùng tai.
  • Đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh mãn tính, viêm phổi hệ lụy của bệnh cảm cúm sẽ khiến bạn tử vong.

Vì thế, nếu như bạn bị cúm A đã 3 tuần, tình trạng ho kéo dài mãi không khỏi. Bạn hãy nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám và chụp chiếu. Phát hiện sớm biến chứng viêm phổi do bệnh gây ra.

Điều trị bệnh cúm A như thế nào?

Đa số các trường hợp mắc Cúm có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày nếu nghỉ ngơi đúng cách. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại chỗ đối với các trường hợp mắc Cúm A. Chỉ một số ít bệnh nhân chuyển biến nặng có thể sẽ cần cấp cứu kịp thời. Tùy theo mức độ cúm, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất.

Điều trị tại nhà

  • Người bệnh nghỉ ngơi một cách hợp lý
  • Kết hợp thuốc thuốc hạ sốt theo chỉ định
  • Uống nhiều nước, ăn uống điều độ, bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ.
  • Hạn chế uống nước lạnh.
  • Tắm nước ấm, đồng thời mặc quần áo nhẹ nhàng để giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Nên đeo khấu trang khi đi ra ngoài
  • Hạn chế tiếp xúc và giao tiếp với người khác

Điều trị tại cơ sở y tế

  • Bệnh nặng cần thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tuyệt đối không thay đổi đơn thuốc hoặc tự ý mua thuốc về điều trị.

Phòng tránh cúm A như thế nào?

  • Khi có triệu chứng của Cúm A cần thăm khám bác sĩ ngay và luôn
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Luôn dùng xà phòng để vệ sinh tay sau khi tiếp xúc nơi công cộng
  • Hạn chế tiếp xúc nơi đông người
  • Dọn dẹp nơi ở sạch sẽ
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng
  • Tiêm phòng vắc xin hàng năm
Tra cứu