Sức khỏe & dinh dưỡng

Bệnh gút kiêng gì? 5 nhóm thực phẩm người bệnh gút kiêng ăn

Đã đăng 30/07/2022

Bị bệnh gút kiêng gì? Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mắc bệnh gout là do chế độ ăn uống hàng ngày thiếu tính khoa học gây ra. Vì thế, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để bệnh không nặng hơn. Gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng như hỗ trợ việc điều trị bệnh đạt hiệu quả.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một bệnh lý xảy ra do rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu. Khiến  các tinh thể muối urat hình thành tại các khớp.

Nguyên nhân gây bệnh gout là do chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng nhiều thực phẩm giàu nhân purin cùng với việc uống nhiều rượu bia.

Yếu tố để biết có bị bệnh gout hay không dựa vào chỉ số acid uric. Ngoài vai trò kích thích não bộ phát triển và là chất chống oxy hóa tốt. Khi nồng độ axit uric quá cao, không đào thải hết ra ngoài. Nó sẽ lắng đọng và tạo thành các tinh thể muối urat tại các khớp. Gây viêm, từ đó hình thành nên bệnh gout.

Đặc trưng nhất của bệnh gút là những cơn đau đột ngột điển hình là về đêm gây sưng nóng, đỏ, đau ở khớp chân, ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay).

Theo thống kê, bệnh gout ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu tập trung ở nam giới trong độ tuổi từ 40- 60. Nhưng hiện nay có nhiều người trẻ độ 30 tuổi cũng bị mắc bệnh lý này.

Bệnh gout kiêng gì?

Để ngăn chặn sự phát triển của bệnh gout , cũng như hỗ trợ việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bị mắc bệnh gout cũng nên chú ý đến chế độ chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Dưới đây là những thực phẩm mà người bị mắc bệnh gout nên tránh xa hoặc hạn chế sử dụng trong ngày.

Thực phẩm có chứa nhiều nhân purin

Các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin như: nội tạng động vật, một số loại cá và một số loại thịt đỏ… Vì thế, đây là những loại thực phẩm mà người bị bệnh gút cần hạn chế sử dụng.

Ngoài ra, trong một số loại rau chứa hàm lượng lớn nhân purin như: măng tây, các loại đậu… Người bệnh gout cũng nên hạn chế ở mức tối đa cho phép, thay thế bằng các loại rau chứa ít hoặc không chứa nhân purin như: cần tây, cải xanh,…

Các chất béo no

Chất béo no chứa nhiều trong thành phần của một số loại thực phẩm như: mỡ, da động vật, thức ăn nhanh… Những loại thực phẩm này sẽ làm thừa cân, béo phì. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng khả năng bị bệnh gout. Hơn nữa, đây cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh gout nặng hơn.

Thực phẩm giàu Vitamin C:

Các loại trái cây giày vitamin C như: cà chua, quýt, cam… thường rất tốt cho hệ miễn dịch cơ thể của người bình thường. Nhưng đối với bệnh nhân gút đây là nguyên nhân làm gia tăng các kết tủa urat ở thận.

Ngoài ra, thành phần axit lactic có chứa trong một số loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ chiếm hết đường đào thải axit uric. Làm gia tăng nguy cơ bị sỏi thận ở người bệnh và góp phần thúc đẩy nhanh các biến chứng bệnh gút không mong muốn.

Đồ uống có gaz, có cồn

Một số loại đồ uống có gaz, có cồn như: bia rượu, nước ngọt có gaz… sẽ làm gia tăng sự tổng hợp axit uric trong máu. Đồng thời ức chế khả năng đào thải axit uric ra bên ngoài. Cũng như đẩy nhanh các biến chứng bệnh gút xuất hiện.

Ngoài ra, hàm lượng đường lớn chứa trong các loại đồ uống này cũng làm gia tăng nguy cơ thừa cần, béo phì. Đây là yếu tố khiến bệnh gút ngày một nặng hơn, cũng như gia tăng khả năng mắc bệnh gút ở người bình thường.

Các loại rau, đậu giàu purin

Đây cũng là những thực phẩm nằm trong danh sách người bị bệnh gout cần tránh. Ví dụ: như đậu nành, đậu lăng và đậu Hà Lan…. Đây đều là những thực phẩm có hàm lượng purin khá cao. Vì thế người bị mắc bệnh gout nên hạn chế tiêu thụ.

Để phòng ngừa nguy cơ bị mắc bệnh gout cũng như hỗ trợ việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Các bạn cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, khoa học lành mạnh. Bên cạnh đó, cần tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tra cứu