Sức khỏe & dinh dưỡng

Cúm A có lây không, lây như thế nào, biện pháp phòng tránh bệnh?

Đã đăng 26/08/2022

Cúm A nếu như không điều trị sớm và kịp thời. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ bị tổn thương. Sức khỏe bị suy giảm. Vậy Cúm A có lây không, lây như thế nào, làm sao để phòng tránh Cúm A?.

Một vài thông tin về Cúm A

Cúm A là bệnh lý về nhiễm trùng ở đường hô hấp cấp tính do virus Cúm A gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm, thường là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa.

Khi mắc Cúm A, người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau như:

  • Sốt cao
  • Nhức đầu
  • Ớn lạnh
  • Đau họng
  • Hắt hơi, sổ mũi
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Ho khan kéo dài
  • Nôn
  • Tiêu chảy,…

Cúm A thường tiến triển lành tính. Tuy nhiên, với những người bị mắc bệnh nặng nếu như không thăm khám và điều trị sẽ khiến bản thân bị bội nhiễm và bị viêm phổi nặng. Trong nhiều trường hợp thậm chí gây ra suy đa tạng hoặc tử vong nếu không điều trị đúng cách.

Bệnh Cúm A có lây không?

Bệnh cúm a có lây không? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa cúm a cũng giống các bệnh cúm mùa khác. Cúm A là bệnh có khả năng lây lan nhanh. Nếu như các bạn không hiểu biết cũng như có cách phòng tránh, bệnh sẽ nhanh chóng bùng thành đại dịch.

Vào mùa dịch,  virus cúm A có thể tồn tại ở ngoài môi trường. Do người bệnh tiết dịch thống qua đường hô hoặc là bám trong các vật dụng mà người bệnh đã tiếp xúc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy virus cúm A có thể tồn tại khá lâu ở ngoài môi trường, cụ thể:

  • Trên các vật dụng như bàn ghế, tay nắm cửa cúm A  có thể sống từ 24h – 48h
  • Tồn tại trong quần áo từ 8h – 24h
  • Sống được khoảng 5 phút trong lòng bàn tay.
  • Đặc biệt trong môi trường lạnh và có nước Cúm A có thể sống được khoảng 4 ngày. Vì thế, mùa đông chính là thời điểm thuận lợi để Cúm A phát triển.

Bệnh cúm A lây nhiễm như thế nào?

Trong quá trình lây nhiễm, virus Cúm A sẽ tấn công vào vùng đầu và ngực của bệnh nhân. Gây ra các triệu chứng như ho, đau họng, sổ mũi. Cơ thể mệt mỏi và bắt đầu đau nhức, kèm theo sốt cao trên 38°C.

Thông thường, virus Cúm A có thể lây lan thông qua hai con đường chính:

  • Đường hô hấp

Khi người bệnh ho, hắt hơi, nước bọt chứa virus có thể văng xa gần 2 mét. Người khỏe mạnh nếu vô tình hít phải, hoặc để chúng rơi vào mắt, miệng sẽ có nguy cơ mắc cúm.

  • Đường tiếp xúc

Khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các vật dụng có nhiễm virus Cúm A. Ví dụ như chạm tay vào đồ dùng của người bệnh, dùng chung bát đũa, ly uống nước… Đây đều là các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm cúm.

Thời điển bạn dễ bị mắc cúm A

Theo các chuyên gia: Cúm A có thể lây bệnh từ 1 ngày trước khi bệnh xuất hiện triệu chứng. Sau đó bệnh sẽ kéo dài tới khoảng 7 ngày sau khi bệnh khởi phát. Đối với trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu thì thời gian lây nhiễm có thể kéo dài hơn.

Một số chuyên gia y tế cho rằng khả năng lây lan mạnh nhất là trong 3-4 ngày đầu tiên. Trong giai đoạn này, người bệnh ho và hắt hơi nhiều. Dẫn đến việc virus bị bắn vào không khí cùng với các giọt bắn. Lây lan đến các vật thể khác và những người xung quanh.

Đồng thời, nếu bạn vẫn còn sốt thì đồng nghĩa nguy cơ lây nhiễm vẫn còn. Do đó, người bệnh nên ở nhà ít nhất 24h sau khi hạ sốt để tránh lây cho người khác.

Ai dễ bị mắc bệnh Cúm A

Cúm A xuất hiện theo mùa và có thể gặp ở bất kỳ ai trong chúng ta. Trong đó, một số đối tượng có sức đề kháng yếu thường dễ bị virus tấn công hơn:

  • Trẻ em
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người trên 65 tuổi
  • Người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, hen suyễn,…
Cúm A có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của cả 2 giới

Phòng tránh bệnh cúm a như thế nào?

Cúm A là bệnh lành tính, phần lớn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu không điều trị đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Khiến sức khỏe bị suy giảm, sinh hoạt giao tiếp hàng ngày bị ảnh hưởng.

Nguy hại hơn, cúm a có thể lây lan trở thành đại dịch trong cộng đồng. Vì vậy, việc đề phòng tránh bệnh là hết sức cần thiết. Để ngăn chặn khả năng lây lan của bệnh Cúm, các bạn cần:

  • Hạn chế đến nơi đông người hoặc nơi có nguy cơ tiềm ẩn dịch cúm
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước tẩy rửa có cồn.
  • Sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường họng, mũi hàng ngày.
  • Ăn uống đủ chất, tập thể dụng đều đặn để duy trì sức đề kháng
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ
  • Không khạc nhổ bừa bãi, chủ động che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi
  • Khi  sốt cao và có triệu chứng, cần  cách ly với mọi người. Tiếp đó đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Nên tiêm vắc xin phòng tránh bệnh cúm hàng năm
Tra cứu