Sức khỏe sinh sản

Tổng hợp những dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống

Đã đăng 13/09/2022

Nắm bắt được dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống sẽ giúp các bạn thăm khám sớm, điều trị kịp thời. Phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Vậy dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống gồm những gì? Cùng tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho mình.

Thoái hóa cột sống là bệnh gì?

Thoái hóa cột sống là một bệnh mãn tính khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, xương phát triển trên đốt của cột sống. Theo viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, hơn 85% những người trên 60 tuổi đều bị thoái hóa đốt sống cổ.

Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng  khiến sinh hoạt người bệnh gặp nhiều khó khăn. Chất lượng cuộc sống ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, mọi người cần nắm bắt triệu chứng của thoái hóa cột sống, từ đó thăm khám bệnh sớm, kịp thời. Giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống tiến triển chậm. Hầu hết người bị bệnh ở giai đoạn đầu đều không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển biến nặng, các triệu chứng của bệnh rõ ràng hơn. Khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Vì thế, khi thấy bản thân có một trong những dấu hiệu dưới đây. Các bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám luôn nhé:

Đau nhức xương khớp

Triệu chứng đầu tiên là người bệnh là cảm thấy đau nhức tại vị trí thoái hóa. Các cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài vào các thời điểm trong ngày.

Cơn đau sẽ nặng hơn khi người bệnh di chuyển và hoạt động. Nếu tình trạng nặng hơn, cơn đau sẽ lan ra các vùng lân cận thậm chí là cả người.

Giảm khả năng vận động

Thoái hóa khiến cột sống bị biến dạng, khi đó cấu trúc và chức năng của cột sống sẽ thay đổi. Điều này sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển và vận động.

Nếu bị thoái hóa cột sống cổ bệnh nhân sẽ khó chuyển động cổ, xoay trái, xoay phải hoặc cúi, ngửa đầu. Nếu bị thoái hóa cột sống lưng người bệnh không thể cúi được, mất thăng bằng hoặc đi lại khó khăn.

Xương khớp xuất hiện tiếng kêu lục cục

Giai đoạn đầu, khi di chuyển hoặc vận động người bệnh sẽ nghe thấy tiếng xương khớp kêu lục cục. Nguyên nhân là do thoái hóa dẫn đến các cấu trúc của khớp xương bị thay đổi. Đây là một triệu chứng phổ biến, hầu như người bệnh nào cũng cảm nhận được.

Chân tay tê bì

Đa số người bệnh bị thoái hóa cột sống đều gặp phải triệu chứng này. Người bệnh sẽ có cảm giác tê cứng hoặc tê liệt tạm thời. Cảm giác này chủ yếu xuất hiện vào ban đêm hoặc lúc ngủ. Nguyên nhân là khi thoái hóa, các dây chằng quanh khớp xương bị tổn thương nghiêm trọng.

Chán ăn, mất ngủ

Những cơn đau nhức kéo dài khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, không muốn ăn,… Đặc biệt tình trạng đau vào ban đêm khiến người bệnh trằn trọc, không thể ngủ. Do ảnh hưởng của các cơn đau nhức, người bệnh sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng có thể dẫn đến suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, ở từng vị trí thoái hóa có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau như:

  • Thoái hóa cột sống cổ

Cổ bị đau nhức, cứng cổ khiến người bệnh khó khăn khi quay cổ hoặc cúi đầu. Các cơn đau có thể lan rộng xuống bả vai và cánh tay. Ở giai đoạn nặng hơn, thoái hóa cột sống cổ có thể dẫn đến tê liệt hai cánh tay và vai. Ngoài đau nhức và tê bì ở vùng cổ người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,…

  • Thoái hóa cột sống lưng

Xuất hiện các cơn đau nhói, đau âm ỉ ở vùng thắt lưng. Sau đó, các cơn đau có thể lan rộng xuống hông, mông và hai chân. Triệu chứng của thoái hóa đốt sống lưng là cảm giác kim châm, ngứa ran ở thắt lưng, đùi, hai bên chân, bàn chân,…khiến việc vận động gặp khó khăn. Nếu tình trạng nặng, người bệnh sẽ không thể kiểm soát được bàng quang và ruột.

  • Thoái hóa cột sống ngực

Tuy không phổ biến nhưng người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như: đau tức ngực, khó thở, đau dây thần kinh liên sườn và đau mạn sườn. Người bệnh có thể bị rối loạn chức năng đại tiện, bàng quang và ruột.

Để bản thân không bị mắc bệnh thoái hóa cột sống các bạn nên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh
  • Kiểm soát cân nặng của bản thân
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Kiêng vác đồ nặng quá sức
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ.
Tra cứu