Sức khỏe sinh sản

Dấu hiệu zona thần kinh ở trẻ nhỏ liệu cha mẹ có biết?

Đã đăng 31/08/2022

Ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng, đau nhói là những dấu hiệu zona thần kinh ở trẻ. Bệnh zona ở trẻ nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Bệnh sẽ để lại nhiều di chứng  nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoại hình của trẻ.

Bệnh zona thần kinh ở trẻ là gì?

Bệnh zona thần kinh ở trẻ còn có tên gọi dân gian là bệnh Giời Leo. Bệnh là kết quả của sự tái hoạt động của virus Herpes Zoster. Đây cũng là virus gây nên bệnh thủy đậu.

Virus thủy đậu trú ngụ lâu ở trong cơ thể. Khi gặp điều kiện thuận lợi virus thủy đậu sẽ nhanh chóng tái phát. Tiếp đó, virus này sẽ đi dọc theo các dây thần kinh cảm giác. Sau đó xâm nhập vào da và tạo ra những mảng phát ban. Khiến trẻ cảm thấy đau rát.

Trẻ bị zona thần kinh thường do các yếu tố dưới đây gây ra:

  • Hệ miễn dịch kém (đặc biệt là trẻ mắc các phải hội chứng suy giảm miễn dịch; các bệnh lý làm giảm sức đề của bé; trẻ sinh non,…)
  • Mệt mỏi, căng thẳng
  • Trẻ mắc bệnh ung thư hoặc đang điều trị bằng tia xạ

Bệnh zona thần kinh ở trẻ em có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể của bé. Tuy nhiên, tùy thuộc vào dây thần kinh nào của bé mà bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh zona thần kinh ở trẻ

Các bậc phụ huynh có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết con mình có bị zona thần kinh hay không:

  • Da của trẻ có cảm giác bị đau rát, ửng đỏ. Theo thời gian cảm giác đau rát ửng đỏ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc đó, phụ huynh sẽ thấy vết ửng đỏ lan rộng, giống như vết bị phỏng. Khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
  • Trẻ có cảm giác chán ăn, cơ thể mệt mỏi, cơ thể của trẻ bị suy nhược
  • Trẻ có cảm giác khó chịu do họng bị đau
  • Trẻ bị sốt cao từ 38- 40 độ
  • Sau khi bị sốt 1-2 ngày, tại những vùng da bị ửng đỏ sẽ xuất hiện mụn nước. Các mụn nước này sẽ tập trung thành vệt dài với đường kính 3 – 5 mm. Mụn nước này sẽ chạy theo các dây thần kinh và nổi thành gồ cao hơn so với vùng da bình thường.
  • Sau đó các mụn nước sẽ tụ mủ và đóng vảy trong khoảng 10-12 ngày.
  • Khoảng 2-3 tuần sau, mụn nước sẽ biến mất và vảy rơi ra, có thể để lại sẹo.

Bệnh zona thần kinh ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Bệnh zona thần kinh ở trẻ tuy hiếm gặp nhưng nếu không có biện pháp xử lý sớm. Trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm như:

  • Tại các vị trí mụn nước sẽ bị nhiễm trùng. Nếu như không vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Các loại vi khuẩn nguy hiểm sẽ xâm nhập vào gây viêm mô tế bào, gây nhiễm trùng da. Khiến các mảng mụn nước sưng căng, đỏ và rát hơn.
  • Những vết mụn sẽ gây ra sẹo kéo dài. Khiến cho da bị nhiễm trùng và có thể nhiễm trùng vào máu.
  • Nếu zona mọc ở mặt, đặc biệt là trán và mũi thì có thể làm giảm thị lực sau này của trẻ.

Vì thế, để phòng ngừa biến chứng do zona thần kinh gây ra. Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu kể trên, cha mẹ cần cho con thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Phòng tránh bệnh zona thần kinh ở trẻ bằng cách nào?

  • Tiêm phòng vắc xin thủy đậu – tác nhân gây bệnh zona vào đúng thời điểm để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus gây bệnh
  • Khi trẻ bị thủy đậu cha mẹ cần vệ sinh cho trẻ sạch sẽ và thường xuyên
  • Giữ cho trẻ luôn khỏe mạnh
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường hoặc người bị mắc bệnh
  • Khi cho trẻ ra ngoài cần đeo khẩu trang cũng như mắc áo chống bụi bẩn cho trẻ
  • Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường cần cho trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm.

Bệnh zona ở trẻ nếu như không được phát hiện sớm, xử lý đúng cách. Bệnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khó lường. Vì thế, cha mẹ không được chủ quan với các triệu chứng của bệnh. Khi thấy cơ thể của trẻ xuất hiện mụn nước, da bị mẩm đỏ, trẻ kêu đau rát. Cha mẹ hãy cho con đến bệnh viện da liễu để thăm khám, và điều trị kịp thời. Tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển về sau của trẻ.

Tra cứu