Người bị viêm đại tràng không nên ăn gì? 7 loại thực phẩm cần kiêng
admin Đã đăng 25/07/2022
So với người bình thường, người bị viêm đại tràng có hệ tiêu hóa yếu và nhạy cảm hơn. Hơn nữa chế độ ăn uống hàng ngày thiếu khoa học còn khiến bệnh ngày một nặng hơn. Vì thế, người bị viêm đại tràng không nên ăn gì? Là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là những thực phẩm người bị viêm đại tràng không nên ăn.
Viêm đại tràng nguy hiểm như thế nào?
Viêm đại tràng là bệnh lý xảy ra ở ruột già khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương. Bệnh hình thành là do bạn ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hay môi trường sống ô nhiễm. Điều này, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập ký sinh trong ruột phát triển và tạo viêm loét. Ngoài ra, bạn bị viêm đại tràng còn là do: Căng thẳng, lạm dụng thuốc kháng sinh, táo bón kéo dài…
Khi bị viêm đại tràng, người bệnh sẽ có các triệu chứng: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi… khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
Viêm đại tràng nếu như không thăm khám, điều trị sớm người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như: giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng…

Vậy người bị viêm đại tràng không nên ăn gì?
Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh nên kiêng những thực phẩm dưới đây để mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị. Cũng như giúp bạn không bị viêm đại tràng:
Thực phẩm ngọt, nhiều đường
Thực phẩm chứa nhiều đường có khả năng gây tiêu chảy, đầy hơi cho người bệnh, và làm gia tăng triệu chứng của bệnh.
Vì thế khi bị viêm đại tràng, các bạn nên kiêng sử dụng thực phẩm ngọt chứa nhiều đường hóa học có trong bánh, kẹo, nước ngọt, thức ăn nhanh…

Đồ ăn khô cứng, khó tiêu hóa
Đại tràng có nhiệm vụ co bóp để chuyển hóa thức ăn cũng như đào thải ra bên ngoài. Khi ăn những thực phẩm khô cứng sẽ khiến niêm mạc bị trầy xước. Đồng thời khiến người bệnh bị khó tiêu.
Vì thế các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả sấy, khô… là những thực phẩm mà người bệnh không nên ăn. Nếu có ăn thì cần phải được nghiền nát
Thực phẩm tanh và sống
Trong thực phẩm sống có chứa nhiều vi khuẩn khi đi vào cơ thể sẽ chúng sẽ ký sinh và gây tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Từ đó khiến người bệnh bị tiêu chảy và đau bụng.
Hệ bị viêm đại tràng có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm. Vì thế cần phải tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi để làm giảm sự gia tăng và phát triển của vi khuẩn.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng luôn hấp dẫn đối với vị giác. Tuy nhiên việc nạp các loại thực phẩm này sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, bụng đầy hơi.
Ngoài ra các loại đồ ăn này còn kích thích tình trạng viêm loét diễn biến nặng hơn. Do đó bạn nên kiêng ăn thức ăn nhanh, đồ chiên rán như: gà rán, khoai tây rán, các loại bánh chiên rán, mì cay, ớt, tiêu…
Hạn chế đường sữa lactose
Trong sữa phần lớn là chất lactose, người bị viêm đại tràng khi uống sữa này sẽ bị tiêu chảy, đau bụng… Thay vào đó, người bệnh nên ăn sữa chua, trái cây sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa.
Chất kích thích
Người bị viêm đại tràng nếu không muốn bị kích ứng đường tiêu hóa, tăng ợ hơi và gây viêm loét ở đại tràng. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá…
Người bệnh nên uống các loại nước ép trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, và đại tràng.

Chất xơ
Chất xơ là chất cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên người mắc bệnh viêm đại tràng thì chất xơ vừa có lợi và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Vì thế, bạn cần bổ sung lượng chất xơ phù hợp với tình trạng của bản thân. Tránh nạp quá nhiều chất xơ sẽ gây chướng bụng, đầy hơi.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm đại tràng
- Luôn luôn ăn chín uống sôi
- Chủ động bổ sung các thực phẩm tốt cho cơ thể như gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, chuối, đu đủ, táo, rau ngót, cải xanh…
- Protein hay chất đạm nạp vào cơ thể chỉ 1g/ kg/ ngà
- Chất béo không quá 15g/ ngày
- Năng lượng yêu cầu cần cho cơ thể là 1600 – 1700 calo
- giảm chất xơ trong thực đơn để giảm co bóp của đại tràng, tránh ăn trái cây khô.
- Khi mắc táo bón cần tăng từ từ lượng chất xơ và giảm chất béo, ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Uống đầy đủ nước tối thiểu 2 lít mỗi ngày
- không nên ăn quá no mà chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn thành nhiều bữa
- Điều chỉnh chế độ làm việc nghỉ ngơi, vận động thể chất để giải tỏa căng thẳng, áp lực
- Rửa tay hàng ngày trước khi ăn uống, sau khi tiếp xúc với bề mặt nơi công cộng.
- Luôn đảm bảo dọn dẹp vệ sinh chỗ ở hàng ngày.