Sức khỏe & dinh dưỡng

Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, dấu hiệu, mức độ nguy hiểm

Đã đăng 30/07/2022

Tuần hoàn lên máu bị giảm, chân tay tê bì, mất cảm giác, tiểu tiện bị rối loạn… là những biến chứng nguy hiểm do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Vậy thoái hóa đốt sống cổ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách thức chuẩn đoán bệnh.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý về xương khớp. Bệnh mô tả tình trạng cột sống tại vùng cổ bị suy yếu do nhiều nguyên nhân tác động.

Bệnh được bắt đầu bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống. Hiện tượng này làm hẹp các lỗ liên hợp nằm sau đốt sống. Gây cản trở sự lưu thông tự nhiên của mạch máu và các dây thần kinh bên trong.

Tiếp đó, các triệu chứng thoái hóa đốt sống xuất hiện, gây đau vùng cổ gáy. Đặc biệt  khi vận động, cúi, xoay hoặc ngửa cổ người bệnh sẽ bị đau nhiều.

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý mãn tính phổ biến. Bệnh diễn biến chậm và có thể thoái hóa ở bất kỳ đốt sống nào. Trong đó, đoạn C5 – C6 – C7 trên cột sống là dễ gặp nhất.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý có nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân điển hình như:

  • Xương phát triển quá mức

Khi xương phát triển quá mức. Chúng sẽ đè lên các vùng của cột sống như: tủy sống, các dây thần kinh dẫn đến đau nhức.

  • Đĩa đệm cột sống bị tổn thương

Đĩa đệm cột sống bị mất nước khiến các đốt xương cọ xát vào nhau lâu ngày gây thoái hóa. Đĩa đệm cột sống bị hư hại sẽ khiến cho lớp nhân bên trong bị rò rỉ, dịch chui ra và đè lên tủy sống và dây thần kinh.

  • Chấn thương cột sống

Ngã do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc trong sinh hoạt có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây tổn thương đĩa đệm và thoát vị đệm.

  • Dây chẳng kém linh hoạt

Theo thời gian dây chằng bị thoái hóa hoặc do chấn thương không còn mềm dẻo như ban đầu. Gây ảnh hưởng tới sức khỏe cột sống lâu dần gây thoái hóa.

  • Đặc thù nghề nghiệp

Do đặc thù một số công việc phải ngồi lâu giữ nguyên một tư thế cố định hay mang vác đồ vật nặng… sẽ gây thêm áp lực lên cột sống, dẫn tới hao mòn cột sống sớm , khiến cột sống cổ nhanh bị thoái hóa.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đột sống cổ giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Điều này khiến người bệnh không phát hiện bệnh sớm. Thường người bệnh chỉ đi thăm khám, điều trị khi bệnh đã ở mức độ nặng.

Vì thế nắm bắt được dấu hiệu của bệnh là điều vô cùng cần thiết. Khi thấy bản thân có các dấu hiệu dưới đây, bạn hãy nghĩ ngay đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhé:

  • Đau nhức xung quanh xương bả vai, đau dọc theo cánh tay, ngón tay.
  • Cổ bị cứng ngày một nghiêm trọng.
  • Đau đầu chủ yếu là phần phía sau đầu.
  • Ngứa ran hoặc tê nhức ở vai, cánh tay hoặc chân

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Bệnh mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng làm cho sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như:

  • Làm giảm tuần hoàn máu lên não

Gai xương hoặc thoát vị đĩa đệm do thoái hóa gây chèn ép mạch máu lên não. Khiến lưu lượng máu lên não bị giảm. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt.

  • Tê bì, yêu chi, mất cảm giác

Thoái hóa đốt sống cổ khiến tủy sống bị chèn ép. Các dây thần kinh cũng bị chèn ép dẫn tới tê bì, yếu các chi và các khớp vai. Mức độ đau sau đó sẽ nhanh chóng lan dần xuống hai cánh tay, bàn tay, khiến cử động khó khăn.

  • Gây rối loạn tiểu tiện, bại liệt

Nếu thoái hóa nặng, các dây thần kinh, tủy sống bị dồn ép, chèn ép nặng nề. Khiến não bộ chỉ huy sai gây rối loạn tiểu tiện, liệt một hoặc cả hai tay hoặc chân.

Vậy chuẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?

Hiện nay, bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang được chuẩn đoán bằng những cách dưới đây:

Kiểm tra lâm sàng thoái hóa đốt sống cổ

  • Thăm khám sức khỏe tổng quát với bác sĩ chuyên khoa thần kinh
  • Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến bệnh.
  • Người bệnh sẽ được thực hiện một số bài kiểm tra đơn giản như: kiểm tra phản xạ, kiểm tra tình trạng yếu cơ…
  • Bác sĩ  quan sát cách bạn đi lại để xác định xem dây thần kinh và tủy sống có đang chịu quá nhiều áp lực hay không.

Chẩn đoán hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ

Nếu có nghi ngờ bạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như:

  • Chụp X-quang được sử dụng để kiểm tra gai xương và các bất thường khác.
  • Chụp cắt lớp vi tính có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về các đốt sống cổ.
  • Chụp cộng hưởng từ, giúp bác sĩ xác định vị trí các dây thần kinh bị chèn ép.
  • Điện cơ được sử dụng để kiểm tra xem các dây thần kinh có hoạt động bình thường hay không
Tra cứu