Bệnh xã hội

Bà bầu nhiễm neisseria gonorrhoeae

Đã đăng 13/08/2019

Mang thai luôn là lúc mà sức khỏe các bà bầu phải được bảo vệ an toàn nhất. Khi đó, phải hạn chế tối đa sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn. Vậy nếu không may mà bà bầu nhiễm Neisseria Gonorrhoeae thì sao? Liệu có ảnh hưởng hay nguy hiểm gì tới thai nhi hay không?

Cơ thể và sức khỏe nữ giới vốn rất nhạy cảm. Điều này càng trở nên rõ rệt hơn khi các chị em mang thai. Vì thế, có không ít trường hợp nữ giới nhiễm Neisseria Gonorrhoeae từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Neisseria Gonorrhoeae

Neisseria Gonorrhoeae là gì

Neisseria là tên của một loại vi khuẩn (cầu trung Gram âm). Thực tế, có tới 11 chủng Neisseria khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là Neisseria Gonorrhoeae (còn được gọi là vi khuẩn song cầu lậu).

Vi khuẩn song cầu lậu có một số đặc điểm chính như:

  • Chỉ gây bệnh cho người.
  • Hiếu khí (cần oxy để phát triển).
  • Khó hấp thu dinh dưỡng.
  • Tồn tại thành từng cặp trong bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Tốc độ phân chia nhanh.
  • Ưa thích và sinh sôi nhanh trong môi trường ẩm ướt.

Thực tế, có khá nhiều con đường để Neisseria Gonorrhoeae lây truyền từ người sang người. Có thể kể tới một số con đường chính như: đường tình dục, từ mẹ sang con, sử dụng chung các đồ vật cá nhân với người bệnh.

Bà bầu nhiễm neisseria gonorrhoeae có sao không?

Mỗi năm, trên Thế giới ghi nhận khoảng 100.000 trường hợp bà bầu nhiễm Nei (mắc lậu) với con đường lây nhiễm chính là quan hệ tình dục. Các thai phụ có thể bị nhiễm lậu trước hoặc trong thai kỳ.

Thực tế, đây là tình trạng gây nhiều nguy hiểm tới sức khỏe của cả thai phụ và thai khi:

  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác cho bà bầu: viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, Chlamydia…
  • Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, chửa ngoài tử cung.
  • Biến chứng vào máu, cơ, xương, khớp.
  • Trẻ sinh ra theo đường âm đạo dễ bị nhiễm lậu bẩm sinh, nhất là lậu mắt dẫn tới viêm kết mạc, suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.
  • Vi khuẩn lậu thường phát triển cùng Chlamydia và lẫn trong dịch âm đạo. Do đó khi sinh, trẻ hít phải dịch này sẽ bị viêm phổi, ảnh hưởng tới hô hấp.

Biểu hiện khi bà bầu nhiễm Neisseria Gonorrhoeae

Tuy gây ra nhiều nguy hiểm, nhưng không phải bà bầu nào cũng nhận biết được các triệu chứng khi nhiễm Neisseria Gonorrhoeae. Bởi so với nam giới, lậu ở nữ giới không có các dấu hiệu điển hình. Ngoài ra, việc cơ thể thay đổi khi mang thai cũng làm các thai phụ trở nên chủ quan hơn.

Theo chia sẻ của các bác sĩ, biểu hiện khi bà bầu nhiễm Neisseria Gonorrhoeae sẽ tùy thuộc vào từng vị trí lây nhiễm. Cụ thể như:

  • Âm đạo tiết dịch nhiều hơn, có màu vàng xanh.
  • Tiểu khó, tiểu rát.
  • Đau khi quan hệ.
  • Kinh nguyệt bất thường.
  • Khám nội soi sẽ thấy vùng cổ tử cung sưng, tấy đỏ.
  • Nhiễm Neisseria Gonorrhoeae ở hậu môn sẽ có tình trạng xuất tiết, đau đớn.
  • Nhiễm Neisseria Gonorrhoeae ở họng sẽ có tình trạng ho dai dẳng, cổ họng sưng tấy, hôi miệng.
  • Nhiễm Neisseria Gonorrhoeae ở mắt sẽ có tình trạng suy giảm thị lực, mắt đau, chảy mủ.

Có thể thấy rằng, các biểu hiện khi bà bầu nhiễm Neisseria Gonorrhoeae rất khó để nhận biết. Vì thế, khi được phát hiện bệnh thường đã gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, ngay khi có những triệu chứng bất thường, các thai phụ nên sớm tìm gặp bác sĩ để được tư vấn.

Điều trị cho bà bầu nhiễm Neisseria Gonorrhoeae

Thực tế, việc sớm phát hiện bà bầu nhiễm…sẽ giúp quá trình điều trị được đơn giản và hiệu quả hơn.

Để điều trị, trước tiên các bác sĩ sẽ làm thực hiện khám, xét nghiệm để xác định mức độ bệnh. Căn cứ vào đó, phác đồ điều trị phù hợp sẽ được chỉ định. Hiện tại, bà bầu nhiễm lậu thường được điều trị bằng một trong hai phác đồ sau:

  • Ceftriaxone 250mg 1 liều tiêm bắp và uống Azithromycin 500mg 2 viên 1 liều duy nhất.
  • Cefixime 200mg 2 viên. Uống kết hợp với Azithromycin 500mg 2 viên 1 liều duy nhất.

Hai phác đồ trên tỏ ra hiệu quả với những trường hợp nhiễm Neisseria Gonorrhoeae không có biến chứng. Trường hợp có biến chứng, căn cứ vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ có phác đồ chuyên sâu hơn.

Đặc biệt, tất các trường hợp bà bầu nhiễm Neisseria Gonorrhoeae đều cần phải quay lại cơ sở y tế để kiểm tra sàng lọc Chlamydia sau 3 tuần.

Phòng ngừa như thế nào?

Theo các bác sĩ, để phòng ngừa tình trạng bà bầu nhiễm Neisseria Gonorrhoeae các thai phụ nên chú ý:

  • Thăm khám sàng lọc sức khỏe sinh sản trước khi mang thai.
  • Quan hệ tình dục chung thủy, sử dụng bao cao su.

Việc thăm khám nên được tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên khoa với những bác sĩ giỏi và thiết bị y tế hiện đại. Bởi điều này sẽ giúp kết quả chính xác hơn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng nhiễm Neisseria Gonorrhoeae ở bà bầu. Trường hợp nếu đang mang thai và có các dấu hiệu bất thường, các chị em đừng ngại ngần mà hãy chia sẻ sớm với bác sĩ nhé!

Tra cứu