Viêm dạ dày cấp thăm khám điều trị bệnh sớm và dứt điểm
admin Đã đăng 28/11/2022
Viêm dạ dày cấp nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong ăn uống cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ là các thông tin cơ bản cần thiết về bệnh viêm dạ dày cấp.
Vậy viêm dạ dày cấp là gì?
Viêm dạ dày cấp là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị sưng và viêm đột ngột. Khiến người bệnh bị đau tại khu vực thượng vị. Ở giai đoạn này, người bệnh thường bị đau một cách dữ dội, tuy nhiên thời gian đau sẽ không kéo dài.
Hiện tỷ lệ người bị viêm dạ dày cấp đang gia tăng. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao ở đối tượng trẻ, nhất là những người đang trong độ tuổi sinh sản.
Viêm dạ dày cấp nếu như phát hiện sớm có thể chữa khỏi. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong việc điều trị, bệnh sẽ chuyển biến nặng. Gây khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp phần lớn người bệnh sẽ không có dấu hiệu nổi bật nào. Tuy nhiên, các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết bệnh:
- Thường xuyên chán ăn
- Đầy bụng, khó tiêu
- Buồn nôn và nôn
- Đôi khi bị tiêu chảy
- Khu vực thượng vị bị đau, thường đau đột ngột
- Khi nôn sẽ tiết ra dịch màu nâu
Nguyên nhân khiến bạn bị viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, acid tiêu hóa tác động gây sưng viêm. Trong đó, cần phải kể đến các tác nhân dưới đây gây bệnh viêm dạ dày:
- Do viruss HPV
Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, có đến 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP, nhưng không phải tất cả đều bị đau dạ dày. Ở những người có sức đề kháng kém hay uống nhiều rượu bia, ăn uống không hợp lý… sẽ khiến cho vi khuẩn HP phát triển gây hại dạ dày.
- Do chế độ ăn uống không lành mạnh
Ăn uống thiếu khoa học và uống rượu bia thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày. Thói quen ăn uống thiếu khoa học như: không đúng giờ, ăn khuya, ăn nhiều đồ chua khi đói, ăn thực phẩm cay nóng, uống nhiều bia rượu và nước uống có ga… cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
- Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thuốc Tây trong thời gian kéo dài gây tác dụng phụ cho gan và dạ dày. Đặc biệt các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm rất dễ khiến dạ dày bị viêm loét. Bởi các thành phần hóa học của thuốc có khả năng gây bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Tác nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, các bạn bị viêm loét dạ dày cấp còn do bạn thường xuyên bị căng thẳng hoặc do nguyên nhân tự miễn…
Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?
Các triệu chứng do bệnh gây ra nếu như không xử lý sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nguy hại hơn, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Hẹp môn vị.
- Xuất huyết dạ dày.
- Viêm dạ dày mãn tính.
- Loét dạ dày….
Viêm dạ dày cấp được chẩn đoán như thế nào?
Hiện bệnh viêm dạ dày cấp đang được chẩn đoán bằng các cách sau:
- Nội soi
Đây alf phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm, nhỏ, linh hoạt có camera và nguồn sáng ở đầu ống đưa vào bên trong dạ dày tá tràng người bệnh nhân theo đường miệng hoặc đường mũi.
Nội soi dạ dày tá tràng giúp phát hiện chính xác những tổn thương viêm loét. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bác sĩ thực hiện lấy mẫu tổn thương để sinh thiết xác định tổn thương là viêm loét hay ung thư, cầm máu tổn thương, cắt polyp và lấy dị vật…
- Kiểm tra nồng độ HP
Kiểm tra nồng độ HP bằng xét nghiệm máu hoặc hơi thở, xét nghiệm phân để kiểm tra tình trạng máu trong phân/
- Chụp X-quang
Chụp X- Quang sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng các vấn đề cấu trúc bên trong hệ tiêu hóa.
Viêm dại dày cấp chữa như thế nào?
Hầu hết bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp sẽ được điều trị bằng thuốc Tây y. Trong đó cần phải kể đến như:
- Thuốc kháng axit có thể được sử dụng để giúp trung hòa axit dạ dày.
- Thuốc kháng H2 giúp làm giảm sản xuất axit dạ dày.
- Thuốc ức chế bơm proton để ngăn sự sản xuất axit dạ dày.
- Các loại thuốc kháng sinh nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn H. pylori gây viêm dạ dày.
Việc điều trị bệnh bằng thuốc chỉ an toàn và hiệu quả khi người bệnh tuân thủ nghiêm chỉnh các hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý đổi thuốc, thay đổi liều lượng hay bỏ thuốc hoặc giảm thời gian uống.
Bên cạnh đó, để bệnh không chuyển biến nặng, giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Người bệnh cần phải:
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, sạch.
- Nên ăn các món ăn nên được chế biến mềm, lỏng.
- Cần bổ sung thêm các sản phẩm có lợi cho dạ dày và đường ruột như sữa chua, mật ong, nghệ
- Vận động cơ thể mỗi ngày như tập yoga, bơi lội hoặc chạy bộ…
- Bỏ rượi bao, thực phẩm cay nóng, đồ chua,..